HÃY VÀO NHÓM BẰNG TÊN MIỀN: https://chothuenguoitinh.blogspot.com/

Translate

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Chuyện tình Loạn Luân

 Tôi sinh ra và lớn lên ở biển. Gia đình bên nội bên ngoại của tôi có nghề truyền thống đi biển đánh cá. Tôi lớn lên ở một làng chài ven biển miền Trung.





Tuổi thơ lăn lộn với cát cháy và nước biển mặn chát. Trẻ con làng chài thường chỉ học hết cấp 2, chỉ đủ biết đọc biết viết và biết cộng trừ nhân chia là được, rồi xếp sách bút bám biển để sống. Ai không thích biển, thích học để lớn lên rời biển mà đi làm những việc khác thì cứ học lên thôi. 

Nhưng phần lớn, những đứa con vạn chài chọn nghề biển của cha ông như chọn một nghiệp, như dang tay đón nhận số phận đã sắp đặt từ tiền kiếp của mình. 

Biển nuôi dưỡng những người dân quê tôi, ấp ưu chúng tôi vào lòng, cho chúng tôi lộc biển tôm cá. Nhưng biển cũng giận dữ hoang tàn mỗi khi biển động... và những cơn giận từ biển cũng gây cho người dân quê tôi không ít thương đau tang tóc. 

Dẫu biết vậy nhưng dân vạn chài sinh ra và lớn lên ở biển, khi chết, được chết ở biển, được trở về trong lòng biển khơi cũng là một hạnh phúc. Ông nội tôi vẫn thường nói với chúng tôi như vậy mỗi khi trong làng có ai đó đi biển không trở về.

Tôi học hết cấp 2 thì ở nhà giúp mẹ vá lưới, đan lưới và chạy chợ bán cá mỗi khi thuyền chài cập bến mang tôm cá về. Tôi thương một người con trai ở làng. Chúng tôi là bạn học cùng một lớp, cùng nhau lớn lên gắn bó với làng vạn chài. Tuổi thơ của chúng tôi êm đềm bên biển xanh và cát trắng. Người yêu tôi là con trai trưởng trong gia đình có 3 người con. 

Thế nên học hết lớp 9, người yêu tôi đã nghỉ học để lên thuyền học nghề đi biển gia truyền của cha mẹ. Cuộc sống của người dân vạn chài đơn sơ và mộc mạc lắm, thấy chúng tôi quấn quýt bên nhau, yêu thương nhau, cha mẹ gặp nhau nói chuyện người lớn và bàn bạc tổ chức cho đôi trẻ đám cưới sớm để hai đứa nên duyên vợ chồng chung nhau xây dựng ổn định cuộc sống sớm. 

Một đám cưới vui đến không thể vui hơn ở xóm nhỏ vạn chài ấm áp có đông đủ dân làng đến dự.

Chúng tôi thành vợ thành chồng ở lứa tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Nhà chồng tôi cũng thuộc hộ gia đình khá giả ở trong làng vạn chài khi sắm sửa được chiếc thuyền đánh cá to để đi biển. 

Công việc lênh đênh trên biển, mọi nguồn thu nhập đều từ biển cả. Cha chồng tôi thường cùng với hai con trai đi đánh cá ngoài khơi. Mẹ chồng tôi và em út ở nhà. Em út mới lên 10 tuổi còn phải đi học. 

Mẹ ở nhà chạy chợ, hễ thuyền của gia đình về thì mang cá đi bán. Tôi lấy chồng xong cũng theo chồng lên thuyền phụ giúp chồng và gia đình nhà chồng cơm nước phục vụ mỗi lần thuyền ra khơi đánh cá.

Cuộc sống cứ êm đềm trôi đi. Người vạn chài sống đơn giản, không quá nhiều mơ ước cao xa. Ngày đi biển tìm những luồng cá ăn để giăng lưới, đêm về buông neo, gác chân lên mạn thuyền, dập dềnh theo con sóng mà ngủ những giấc ngủ ngon lành thanh thản. Khi nào khoang thuyền lưng lửng cá, cha chồng tôi dong thuyền về cập bến cho mẹ đổ cá bán buôn.

Ba năm liền tôi sinh cho chồng 2 cu con khỏe mạnh kháu khỉnh. Cả hai đứa tôi đều trở dạ sớm hơn dự định nên chưa kịp về đất liền đi đẻ thì đã chào đời khóc oe oe trên thuyền giữa biển khơi. 

Chính cha chồng tôi là người đỡ đẻ cho hai đứa cháu nội. Cha chồng tôi nói 3 đứa con mẹ mày đẻ ra cha đều đỡ và đón tay khi chúng cất tiếng khóc chào đời trước khi bà mụ và nữ hộ sinh đến. Cha nói người dân miền biển bơi nhiều, dầm sương dãi nắng ngấm nước biển mặn mòi nên dễ sinh nở và đứa trẻ lớn lên từ biển đều khỏe mạnh.  



Cả hai đứa con tôi chúng chào đời trên biển, lớn lên trên thuyền cùng cha và ông nội lênh đênh sóng nước. Cả hai đứa đều khỏe mạnh đen trũi, từ bé ông nội và cha đã tập bơi cho nên dạn dĩ nước. Lên năm tuổi chúng đã bơi dưới biển như rái cá.

Ông bà nội cưng hai đứa lắm. Khi con trai đầu của tôi tròn 5 tuổi, đứa thứ hai cũng gần 4 tuổi thì ông bà nội đưa ba mẹ con về lại đất liền ở xóm vạn chài để chuẩn bị cho bọn trẻ con đi học. 

Từ đó, tôi ở nhà chăm sóc bọn trẻ con. Còn mẹ chồng tôi lại thay tôi lên thuyền cơm nước cho cha con trong những khoảng thời gian lênh đênh trên biển đánh cá.

Nhưng số phận đã không bình yên như mong đợi. Biển cả yên lành nhưng biển cả cũng có lúc thật dữ dội tang thương. Trong một lần bão biển, thuyền của gia đình tôi không kịp về vịnh neo trú bão nên bị sóng đánh chìm nghỉm. 

Chồng tôi và mẹ chồng tôi bị sóng cuốn mất xác. Mỗi cha chồng tôi bám được vào cái can lớn đựng nước ngọt ở trên thuyền nên không bị sóng đánh chìm. Hai ngày lênh đênh trên biển, cha chồng tôi được thuyền cứu hộ của đồn biên phòng cứu sống.

Biển cả cho chúng tôi cuộc sống nhưng cũng lấy đi của chúng tôi tất cả. Hai mươi ba tuổi, tôi góa chồng, hai đứa con thơ dại của tôi mất một lúc cả cha, chú và bà nội. Cha chồng tôi một lúc mất cả vợ và hai con trai, mất luôn con thuyền, gia sản một đời gom góp của ông bà và các con. 

Nỗi đau quá lớn ập đến cùng lúc khiến cho ông gần như hóa đá. Năm đó ông mới 40 tuổi mà trông già sọm như một ông già 60. Mất mát để lại những nỗi đau như vết cắt sâu chằng chịt trên gương mặt ông.

Gia đình bên chồng tôi bỗng lúc mất đi 3 thành viên trụ cột. Giờ chỉ còn lại cha chồng tôi, đứa em gái út và ba mẹ con tôi. Ám ảnh với nỗi đau quá lớn, cha chồng tôi không đi biển nữa. Mất khoảng một năm chới với thất thần trong nỗi đau, ngã quỵ bởi nỗi đau, ông không làm được gì chỉ quanh quẩn vào ra uống rượu và khóc. 

Tôi bắt đầu chạy chợ buôn bán như mẹ chồng tôi vẫn làm khi xưa. Nhà giờ chỉ còn mỗi cha chồng làm trụ cột, ông nội đỡ đần con dâu góa bụa chăm sóc cho hai đứa con tôi hằng ngày để tôi còn chạy chợ từ tờ mờ sáng đến tối mịt mới về.

Cuộc sống vẫn phải tiếp diễn dù mọi thứ vô cùng khó khăn vất vả. Cả tôi và cha chồng tôi, các con tôi, và cô út đều phải đối diện với nỗi đau quá lớn để vượt qua và tồn tại. Tất cả đều phải nuốt nước mắt vào trong, đều phải cố gắng để vươn lên vượt qua nỗi đau mà sống. 

Cha chồng tôi không đi biển nữa, ông sẵn khéo tay là dân biển lâu năm hiểu về thuyền bè nên ông đi qua xưởng mộc làm thuyền. Ông thề không bao giờ bước chân xuống biển nữa bởi biển lấy đi của ông quá nhiều thứ.

Những năm tháng cô đơn buồn tủi và mất mát đã khiến cha con chúng tôi co cụm lại bên nhau. Bao nhiêu yêu thương, cha chồng tôi dành hết cho hai đứa cháu nội. Ông dồn tụ và chất chứa bao nỗi đau, mất mát bằng cách trân trọng và nâng niu những thứ còn lại. 

Và hai đứa cháu nội như thiên thần hộ mệnh của ông, chính chúng nó dìu dắt ông bước qua cơn đau, giúp ông tìm lại nụ cười đã khô héo trên môi, và giúp ông quay lại với niềm vui sống. 



Nhìn mấy ông cháu quấn quýt bên nhau mỗi tối, sau khi ông đi làm về tôi lại chảy cả nước mắt vì thương nhớ chồng và mẹ chồng cùng em chồng... cái chết của họ quá lạnh lẽo bởi không tìm được xác. Biển cả đã chôn vùi họ vào khơi xa...

Hai đứa con tôi bám ông nội mỗi nơi mỗi lúc. Chúng nó ngủ cùng ông mà không đứa nào ngủ cùng mẹ. Cô út sau biến cố gia đình quyết tâm học hành đến nơi đến chốn và thi vào Trung cấp du lịch để thoát ly, thay đổi số phận. Nhà chỉ còn lại ba mẹ con tôi với cha chồng. Cha chồng tôi cũng nhiều lần khuyên nhủ tôi đi bước nữa. 

Nếu khó khăn thì để hai đứa cháu nội lại cho ông. Tôi cũng khuyên cha chồng tôi tục huyền, vì ông còn quá trẻ, mới chỉ ngoài 40 tuổi. Dân vạn chài chúng tôi lập gia đình lấy vợ lấy chồng sinh con đẻ cái sớm là vậy.

Tôi cũng có vài ba đám tìm hiểu ở làng trên nhưng đàn bà như tôi đã qua một đời chồng, lại vướng bận hai đứa con bé, chỉ cần nghĩ đến chuyện chồng mới liệu có thương các con mình không đã thấy khó, đã suy tính đủ đường, đã cảm thấy thua thiệt và thương con. 

Thế nên việc đi bước nữa với phụ nữ nông thôn thật không hề dễ dàng, không phải cứ muốn là được. Nhất là khi dân vạn chài quê tôi đàn ông phần lớn làm nghề đi biển, người này không trở về từ biển cũng chả ngăn nổi người ở làng tiếp tục ra khơi.

Tôi sợ lại làm kiếp chờ chồng.... tôi sợ những cơn biển động. Tôi sợ nỗi đau tôi đã cố gắng đến mấy cũng không thể vượt qua nhỡ may một lần nữa lại quật ngã tôi. Cha chồng tôi thì tuyên bố ông không tục huyền nữa mà ở để hương khói cho hai con trai cùng vợ và chăm hai đứa cháu nội.

Thưa các anh các chị trong toà soạn!

Không hiểu từ đâu, trong sâu thẳm ẩn ức nào mà tôi lại đem lòng thương cha chồng tôi, tình thương ấy vượt quá tình mẫu tử thông thường của một người con dâu đối với cha chồng mình. Tôi không hiểu được nó xuất phát từ đâu nữa. 

Từ hai đứa con tôi quấn quýt bên ông, hay từ tình yêu thương của ông dành cho chúng mà không có một người ngoài nào so bì được. Ông yêu thương các con tôi còn hơn cả tình thương của ông nội đối với các cháu.

Tình thương đó sâu sắc và rộng lớn hơn nhiều, bao hàm trong đó là những bù đắp mất mát của một người cha máu mủ.... có thể vì lẽ đó mà tôi đã ngã lòng chăng? 

Tôi có phải là một người con dâu mất nết làm điều loạn luân ảnh hưởng đến vong linh của chồng tôi và mẹ chồng tôi không? Đời tôi góa chồng năm 23 tuổi đã quá khổ rồi nhưng đoạn đời sau này kể từ ngày tôi có tình cảm với cha chồng mình còn khốn khổ hơn nữa…

Lời Ban biên tập

Kính thưa quý độc giả! Một câu chuyện đẫm nước mắt của một người phụ nữ góa bụa kể về nỗi éo le trong tình cảm của đời mình. 

Thực sự khi đọc những dòng tâm sự của chị KN gửi đến, chúng tôi đã rất buồn và nghĩ mãi có nên đăng câu chuyện này lên để chia sẻ cùng độc giả không. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thấy rằng trong đời sống này không có chuyện gì là không thể xảy ra. Không có điều gì oái oăm trái khoáy là không thể. 

Càng góc khuất khó tin càng là những chuyện có thật mà những người trong cuộc muốn chôn sâu, muốn giấu kín tận đáy lòng mình. Kể ra, chia sẻ chỉ thêm buồn thêm khổ. Chính vì thế mà rất nhiều lần chúng tôi nhận được thư của độc giả gửi về chia sẻ câu chuyện của họ cho riêng chúng tôi mà xin phép không đăng lên mặt báo. 

Nhu cầu được chia sẻ là cấp thiết nhưng không có nghĩa là lên báo cho tất cả thiên hạ cùng biết. Chúng tôi phải tôn trọng các CTV của chuyên mục này. 

Thế nên để thuyết phục được chủ nhân của câu chuyện đồng ý cho toà soạn in lên báo không phải dễ dàng gì. Trở lại với câu chuyện của chị KN ở Đà Nẵng, chúng tôi xin phép chưa bình luận gì ở phần một này. 

Hãy để cho độc giả tiếp tục đọc trọn vẹn phần 2 của câu chuyện trên số báo tiếp theo, độc giả sẽ có cái nhìn công tâm hơn, nhân hậu hơn với chị KN trong bi kịch của chị. Chúng tôi tin như thế!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét